Giáo Dục Nhân Quả 13: Bị thất nghiệp là do không yêu lao động, không yêu việc làm

  • Thời gian

    18 thg 9, 2023

  • Lượt xem

    327 lượt xem


Nhân: Không yêu lao động, không yêu việc làm Quả: Bị thất nghiệp Rất nhiều bạn trẻ ngày nay kén chọn những công việc đến với...

1117-giao-duc-nhan-qua-13-bi-that-nghiep-la-do-khong-yeu-lao-dong-khong-yeu-viec-lam

Tranh Nhân Quả - Không yêu lao động, không yêu việc làm - Sau này sẽ bị thất nghiệp

Có được công việc nhưng lại không yêu quý, coi thường thì cũng tới lúc sẽ chẳng có công việc nào tìm đến ta

Nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường, cầm được tấm bằng cử nhân trong tay thì luôn chê bai việc này việc kia và gọi nó là không xứng đáng với mình. Những người như vậy, sớm muộn rồi cũng sẽ chẳng có được việc làm nữa. Vì đơn giản ta không yêu quý điều gì thì ta sẽ mất điều đó.

Điều này trở trêu lại thường xảy ra đôi khi với những học sinh, sinh viên giỏi, khi ở quãng đời đi học, ta cố gắng học giỏi, nhưng rồi khi ra trường vì một lý do nào đó mà số phận không ai cho ta một công việc như ý, đúng ngành đúng nghề hay lương cao thì những bạn trẻ này sẽ coi thường, chê bai. Có nhận việc đi làm cũng làm cho có, hoặc là không làm, mà chỉ nằm nhà mà chờ "công việc phù hợp"

Vậy làm sao ta có thể dạy trẻ yêu thích lao động?

Trước hết ta phải dạy cho trẻ hiểu: lao động, dù là việc lớn việc nhỏ, miễn là giúp được người thì đều là những việc lao động chính đáng và ta nên yêu quý và làm thật tận tâm. 

Ta hãy giao cho trẻ từng việc nhỏ nhặt trong nhà như lau nhà, dọn dẹp, rửa chén, dạy trẻ trước hết hãy yêu thích bất kỳ công việc nào được giao miễn là có ích. Hãy cho trẻ cân bằng giữa việc học và học cách lao động từ những việc nhỏ nhặt, vì cả hai điều này đều quan trọng như nhau trong việc hình thành tính cách của trẻ.

Đây cũng là các những người sếp có tài sẽ thử nhân viên mình: giao cho họ làm 1 việc dù biết là họ không thích nhưng trong tình huống đó không ai có thể làm, để rồi xem họ có vui vẻ mà nhận việc hay khôn. Và chỉ có những người như vậy thì mới có thể sau này làm xếp, vì là một người chủ tốt sẽ cần phải hiểu và thông cảm cho nhân viên mình. Và cách duy nhất để thông cảm đó chính  

Tác giả bài viết: Giáo Dục Sáng Tạo - Be Ready Education Australia
Credit: Bộ Tranh Nhân Quả của công ty Pháp Quang 

{article Phim Cuộc Đời Đức Phật}{text}{/article}


Tổng số đánh giá: 0

Xếp hạng: 5 / 5 sao

Cùng chủ đề