Câu Chuyện Mới Nhất

Ai là người nghèo nhất

Ngày xửa ngày xưa có ba người ăn xin cùng nhau đi hành khất, đang đi trên đường thì một người trong số họ nhìn thấy một đồng xu dưới đất nên vội lại gần nhặt lấy.

Chi tiết...

Cho đi mà không đòi hỏi mới chính là bố thí

Khi bố thí, sự phát tâm vô cùng quan trọng. Nếu như phát tâm không đúng, chẳng những không được phúc, mà ngược lại còn rước thêm nhiều tai họa. Chẳng hạn khi bố thí, không tôn trọng người nhận, ném tiền bạc hoặc đồ vật xuống đất cho đi với tâm trạng kiêu căng ngạo mạn; có người bố thí vì danh; cũng có người bố thí mà không để ý đến nhu cầu của người khác, họ bố thí một cách áp đặt.

Chi tiết...

Dụng tâm khi bố thí

Trong tương đối chúng ta định nghĩa hai danh từ thường dùng như sau:

– Phước là làm cho người được ích lợi.

– Đức là cái tốt của tự tâm.

Chi tiết...

Làm tròn bổn phận

Chúng ta tóm lược tám pháp cần thiết cho một nữ cư sĩ tại gia sống có gia đình như sau.

Chi tiết...

Câu chuyện về "Bố thí trân trọng"

Vua Payàsi có tà kiến tin không có luân hồi, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo. Nghe tin Tôn Giả Kumàra Kassapa đến gần trú xứ, vua cùng tùy tùng đến tham vấn và đưa ra quan điểm của mình. Sự tranh biện lý luận qua lại rất là dài dòng và lý thú. Với nhiều luận cứ xác đáng và độc đáo, cuối cùng Tôn Giả Kumàra Kassapa chiết phục được vua Payàsi. Vua xin quy y và xin Tôn Giả hướng dẫn một cuộc tế đàn để bố thí rộng rãi cho mọi người thức ăn và quần áo. Tôn Giả căn dặn vua chớ có giết thịt một thú vật nào. Vua mở một cuộc thí đàn với những thức ăn bằng cháo, đồ phế thải, các loại vải thô xấu.

Chi tiết...

Câu Chuyện Nhân Quả

Sưu tầm những câu chuyện nhân quả ý nghĩa

Trang chủ

Câu Chuyện Nhân Quả là website nơi sưu tầm những câu chuyện về nhân quả có ý nghĩa áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Nhân quả là gì?

Nhân quả là luật cơ bản của Phật pháp. "Nhân" là nhân duyên, và "quả" là quả báo. Theo thuyết luân hồi của Phật giáo, gieo nhân nào thì nhận quả ấy, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Mọi thứ đều có nguyên nhân, không có nguyên nhân thì không có hậu quả. Kết quả của chúng ta ngày hôm nay đều là nguyên nhân mà chúng ta đã gieo trồng.

Sự công bằng thực sự trên đời là "nhân quả".

Dù bạn là người có địa vị cao hay là người có địa vị thấp. Bạn đều không thể tránh khỏi quy luật: "Thiện hữu thiện báo, Ác giả ác báo"  không có được bất kỳ đặc ân, hay phân biệt nào.

Nhân quả của Phật giáo xuất phát từ nguyên lý "Tánh Không Duyên Khởi", nhằm mục đích làm sáng tỏ rằng vạn vật trong vũ trụ đều tùy thuộc vào "nhân"  khi "địa lợi" tụ lại rồi sinh cho mình những "quả".  Trong vũ trụ từ giới tự nhiên đến cõi chúng sinh, từ thiên thể đến cát bụi, không một hiện tượng nào có thể tách rời mối quan hệ nhân quả.

Mọi suy nghĩ và hành vi tất yếu sẽ dẫn đến kết quả tương ứng, "nhân” sẽ không tự biến mất trước khi có "quả", ngược lại, nếu không có một "nhân" nào đó thì sẽ không thu được kết quả tương ứng. Vì vậy, nhân quả là hiện thực nhân sinh trong vũ trụ, cái gọi là "Muốn biết nhân đời trước, xem quả hưởng đời này. Muốn biết quả tương lai, xét nhân gieo hiện tại"

"Thụ cùng tam tế, hoành biến thập phương", cho dù chúng ta có tin vào nhân quả hay không, thì nhân quả là sự tồn tại tuyệt đối. "Kinh Niết Bàn" chỉ ra: "Quả báo thiện ác như hình với bóng, nhân quả ba đời, luân hồi không mất".

Một người có thể không sợ quỷ thần, không sợ sinh tử. Nhưng không thể không sợ nghiệp báo, không sợ nhân quả.

Bạn không nhất thiết phải theo Đạo Phật để có thể hiểu về nhân quả, vì đây là quy luật hiển nhiên trong vũ trụ này.

Đọc một câu chuyện nhân quả là bạn sẽ hiểu thêm được một khía cạnh mới mẻ trong cuộc sống. Dần dần, trong mọi điều bạn làm hàng ngày, bạn sẽ nhận ra được phần nào Nhân - Quả hiển hiện trong điều đó

 

Log in

Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/cauchuye/public_html/templates/gk_university/layouts/blocks/tools/login.php on line 21
" /> create an account