Giáo Dục Nhân Quả 2: Làm sao để học 1 biết 10, kiến thức uyên bác?

  • Thời gian

    18 thg 9, 2023

  • Lượt xem

    259 lượt xem


Nhân: Điều hay dạy người khác không giấu diếm Quả: Học một biết mười, kiến thức uyên bác Tự học cho bản thân đã khó, vậy...

1106-nhan-qua-trong-giao-duc-2-lam-sao-de-hoc-1-biet-10-kien-thuc-uyen-bac

Tranh nhân quả - Nhân hay dạy người - Quả học 1 biết 10

Thời đi học, nếu trẻ sẵn lòng chia sẻ kiến thức mình học, trẻ sẽ dần trở thành một người học 1 biết 10, học tới đâu hiểu tới đó

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ: thời gian để tự học cho mình còn không có, thời gian đâu mà đi hướng dẫn người khác. Họ bắt con mình chỉ chú tâm học để dành điểm thật cao cho bản thân, thậm chí can ngăn khi con bỏ thời gian giúp đỡ bạn. Điều này trong thời gian ngắn, có vẻ tốt cho trẻ, tuy nhiên sau một vài năm, bạn sẽ thấy trẻ học chậm lại hẳn đi, thua sút bạn bè trong các bậc học quan trọng như cấp 3 hay khi bước vào đại học.

Vậy vì sao chia sẻ nhiều lại càng học giỏi?

Các chuyên gia đánh giá các mức độ học hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau, mà trong đó ở mức cơ bản nhất là học thuộc lòng, rồi tiếp theo là ứng dụng thực hành, lên cao nữa là mới đủ hiểu cặn kẽ một vấn đề gì đó để chỉ dạy cho người khác. Nói cách khác, khi trẻ có khả năng chỉ được người khác thì trẻ đã hiểu rất tường tận vấn đề đó.

Bên cạnh đó, nghe thầy cô giảng và tự học là 1 lần kiến thức được ghi nhận, giảng lại cho người khác nghe lần nữa sẽ là thêm một lần nữa trẻ ghi nhớ kiến thức đó vào đầu. Các nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục cũng đã có nhiều thí nghiệm chứng minh, khi ta cố gắng tìm tòi để dạy lại cho người khác, ta sẽ nắm kiến thức và giải quyết vấn đề sâu sắc hơn.

Nhưng để làm sao chúng ta khuyến khích trẻ được việc đó?

1/ Chúng ta đóng vai là những người được trẻ hướng dẫn trước?

Nghe có vẻ ngược đời vì chúng ta là người lớn, chúng ta hiểu biết nhiều hơn con của mình sao lại nhờ chúng dạy cho chúng ta. Điều này có thể đúng, nhưng trước khi khuyến khích con ra hướng dẫn bạn bè, chúng ta phải cho trẻ thấy được niềm vui của những người được chỉ dạy. Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ: "Hôm nay con có học được điều gì thú vị ở trường không?", sau đó chúng ta lắng nghe trẻ kể vì những gì trẻ học. Rồi cứ như vậy, chúng ta lại hỏi thêm: "Ba/mẹ chưa hiểu, Con giải thích cho ba/mẹ được không?". Sau khi nghe xong chúng ta hãy cảm ơn trẻ, cho trẻ thấy được niềm vui và hạnh phúc khi giải thích cho ai điều gì.

Chúng ta cũng có thể áp dụng điều này ngay khi đang chỉ dạy trẻ điều gì. Đây cũng là một phương pháp giáo dục vô cùng hiệu quả. Ví dụ ta trẻ giải một bài toán, trẻ làm theo ta và giải được bài đó, sau đó ta kêu trẻ giải thích lại cho ta những gì trẻ làm. Ban đầu trẻ có thể sẽ ngượng, nhưng hãy cứ kiến trì để trẻ thấy tự nhiên vì khi giải thích ngược như vậy là một lần nữa trẻ được hiểu rõ mọi ngọn ngành của bài toán đó.

2/ Loại bỏ tâm lý ganh đua cho bản thân?

Tâm lý thành tích và ganh đua cho bản thân là kẻ thù của tâm vị tha chia sẻ, vì vậy hãy tìm cách loại bỏ tâm lý này ra khỏi trẻ. Khi trẻ cầm về điểm 10, bên cạnh việc khen và khích lệ, hãy hỏi thêm: "Còn những bạn của con ra sao?", nếu trẻ nói bạn của con điểm không cao. Hãy nói thêm "Ba/mẹ rất vui khi thấy con học tốt, nhưng sẽ thật là hoàn hảo nếu con có thể giúp cho bạn bè con cũng có thể được như con". Dần dần như vậy, trẻ sẽ hiểu rằng để ba mẹ mình vui trọn vẹn, mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Và tất nhiên khi nghe trẻ kể về việc dạy được cho ai điều gì đó, ta hãy có cách khuyến khích trẻ xứng đáng.

Tác giả bài viết: Giáo Dục Sáng Tạo - Be Ready Education Australia  
Credit: Bộ Tranh Nhân Quả của công ty Pháp Quang  

 

 

 


Tổng số đánh giá: 0

Xếp hạng: 5 / 5 sao

Cùng chủ đề