Tâm tôn trọng mọi người là điều cần thiết của một người thành công dù họ đang làm ở vị trí nhân viên hay là ông chủ
Người Á Động nói chung và người Việt Nam nói riêng có một đạo đức rất hay là người nhỏ phải tôn trọng người lớn. Vì vậy, nếu chỉ cần tập theo truyền thống văn hoá này bạn đã dạy được cho trẻ làm được phân nửa điều ở trên. Một đứa trẻ sống với thói quen này sẽ không ngần ngại cúi đầu khi gặp người lớn, hành động này vừa thể hiện trẻ là người xuất thân trong gia đình nề nếp. Được như vậy, trẻ sẽ luôn được mọi người yêu mến.
Phân biệt giữa thái độ tôn trọng và luồng cúi
Đôi khi chính chúng ta bị nhầm lẫn khi một người luôn dạ dạ vâng vâng trước một người có chức quyền cao hơn là tôn trọng. Sự khác biệt lớn nhất ở đây là đạo đức tôn trọng thể hiện khi người đó đối xử với tất cả mọi người, không phải tôn trọng chỉ vì biết phía sau sự tôn trọng đó ta được ích lợi gì.
Ta phải dạy trẻ tôn trọng mọi người vì biết người khác luôn có những điểm tốt cho mình học hỏi.
Có những người thật sự không đáng được tôn trọng thì ta phải dạy trẻ đối xử họ ra sao
Có lẽ đôi khi chính bạn cũng tự hỏi bản thân, hay cũng có khi con bạn cũng đã từng hỏi bạn: có những người quá tệ hại như tội phạm, ăn cướp, giết người,... thì làm sao ta có thể tôn trọng họ.
Điều quan trọng là ta phải nhận biết mình chỉ được ghét điều ác, đừng nên nên ghét người ác. Vì trong mỗi con người ai cũng điều còn sót lại 1 tâm thiện, chỉ vì hoàn cảnh, vì những gì họ được giáo dục từ nhỏ mà họ cuối cùng cư xử như vây. Cũng có khi ta phải dùng bạo lực để trấn áp cái ác, nhưng khi bắt được họ rồi, thì ta hãy vẫn đối xử họ một cách tôn trọng để cảm hoá họ.
Ta hãy dạy cho con trẻ đừng hùa theo mạng xã hội mà dùng những lời lẽ không hay khi có ai bị xa ngã. Hãy thật bình tâm, quyết tâm ngăn cái ác nhưng vẫn phải có đủ lòng yêu thương để cảm hoá người ác.
Tác giả bài viết: Giáo Dục Sáng Tạo - Be Ready Education Australia
Credit: Bộ Tranh Nhân Quả của công ty Pháp Quang