Không tôn trọng, không nghe lời đối với những người đã có công dạy dỗ mình, về sau chính lời nói của bạn sẽ không được ai nghe
"Tiên học lễ hậu học văn", bất kỳ học sinh nào đến trường học cũng được dạy điều này đầu tiên. Nếu người đã không hiểu được cái lễ nghĩa ở đời thì cũng không nên học kiến thức. Vì vậy, hãy dạy cho con bạn sống có lễ nghĩa, biết ơn và tôn sự trọng đạo. Dù biết rằng thầy cô vẫn là con người, chẳng thể hoàn hảo như những bậc thánh, cũng có thể sai sót ở vài điểm, nhưng "một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy". Thầy cô đã có lòng dạy ta thì ta phải giữ cái ơn nghĩa này trọn vẹn.
Và nếu không tôn trọng thầy cô, sau này ta cũng đừng mong mình được là thầy của người khác.
Vậy làm sao ta có thể dạy cho con mình điều quan trọng này?
Từ rất nhỏ, trước khi trẻ đến trường ta phải dạy được trẻ biết tôn trọng người lớn ở nhà: ba, mẹ, ông, bà... Dạy cho trẻ biết cúi đầu khi thấy người lớn. Từ từ điều này sẽ thành thói quen ăn sâu trong tiềm thức trẻ.
Và để làm được điều này ta phải hết sức kiên nhẫn, vì trẻ có thể bướng không làm vì giận dỗi hay đang ham chơi. Ta phải bằt trẻ thực hiện xong việc đi thưa về trình rồi muốn làm gì thì làm. Và trong mỗi câu nói đều có chữ "dạ, thưa" đây là một truyền thống rất tốt đẹp của người Việt Nam.
Nhưng chưa hết, khi tới tuổi đến trường, trẻ sẽ bị thử thách một lần nữa bởi bạn bè lôi kéo. Ta phải thường xuyên hỏi thăm trẻ, và luôn nhắc nhở trẻ tôn trọng thầy cô giáo. Không chỉ riêng 20/11 mà những dịp lễ tết khác ta có thể dạy trẻ làm thiệp mừng, hay đơn giản là nói với thầy cô những lời bày tỏ sự biết ơn. Đây là món quà quý báu nhất với các bậc làm thầy làm cô.
Tác giả bài viết: Giáo Dục Sáng Tạo - Be Ready Education Australia
Credit: Bộ Tranh Nhân Quả của công ty Pháp Quang